Thai giáo được thực hiện như thế nào? Có những giai đoạn thai giáo nào?
(23/06/2020) | 1739 lượt xemThai giáo được thực hiện như thế nào? Có những giai đoạn thai giáo nào?
Thai giáo ngày nay được các cặp vợ chồng trẻ hết sức chú trọng. Đây là những khoảnh khắc giữa cha mẹ và con cái cùng giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp trò chuyện cùng nhau. Từ đấy, kích thích trí thông minh của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Vậy Thai giáo được thực hiện như thế nào? Có những giai đoạn thai giáo nào?
Thai giáo được thực hiện như thế nào?
Thai giáo bằng thính giác
Bố mẹ có thể thực hiện thai giáo cho bé thông qua thính giác bằng cách nói chuyện với bé, kể các câu chuyện vui, cho bé nghe những bản nhạc… Âm thanh được phát ra gần bụng bầu sẽ giúp trẻ phát triển được về thính giác.
Ngoài ra, âm thanh cũng có thể tác động đến trí thông minh của trẻ, đồng thời làm tăng sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý nên tránh xa các âm thanh mạnh, chói tai với cường độ mạnh như nhạc rock, rap nhé.
Với phương pháp thai giáo này, các mẹ có thể thực hiện từ tuần thứ 24 hoặc 25 của thai kỳ. Bởi đây là thời điểm mà hệ thống truyền âm thanh của tai thai nhi phát triển hoàn chỉnh. Nếu cha mẹ áp dụng thai giáo bằng thính giác sớm hơn thì kết quả có thể không cao.
Thai giáo bằng thị giác
Thai giáo bằng thị giác giống như một trò tương tác giữa bố mẹ và thai nhi. Thông thường, mắt của trẻ sẽ hình thành từ tháng thứ 2 của thai kỳ, đến tháng thứ 4 thì bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Vì thế, bố mẹ có thể thực hiện thai giáo bằng thị giác ở tháng thứ 6 để đạt được kết quả tốt nhất.
Bố mẹ có thể sử dụng những chiếc đèn pin có ánh sáng dịu nhẹ (tránh ánh sáng quá mạnh), sau đó chiếu trực tiếp qua lớp giấy nylon màu vào thành bụng trong vài giây rồi tắt đi. Tiếp đó, cha mẹ có thể di chuyển đèn tới các vị trí khác nhau trên bụng bầu với tốc độ chậm rãi và chờ đợi phản ứng của bé. Trong khi chiếu đèn, cha mẹ nên trò chuyện âu yếm trẻ để tạo sự gần gũi, thân quen.
Lưu ý: Cách thai giáo bằng thị giác không nên thực hiện quá thường xuyên bởi có thể gây tổn thương cho các tế bào mắt non nớt của thai nhi. Mỗi lần thực hiện, cha mẹ chỉ nên kéo dài khoảng 5 phút thôi nhé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp tắm nắng vì đây cũng là một cách để giúp thai nhi phát triển về thị giác.
Thai giáo bằng xúc giác
Đây là phương pháp mà mẹ có thể áp dụng sớm nhất. Ngay từ tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ đã có thể thực hiện thai giáo bằng xúc giác bởi thời điểm này, bé đã có thể cảm nhận được những kích thích về xúc giác.
Phương pháp này giúp cho các tế bào não của thai nhi phát triển tốt hơn, giúp bé cảm nhận được sự thương yêu của bố mẹ, làm tăng cường khả năng phản ứng của bé. Động tác massage được xem là cách phổ biến nhất để mẹ có thể thực hành thai giáo bằng xúc giác. Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý, quá trình massage phải được thực hiện đúng kỹ thuật chứ không phải dùng tay xoa lên bụng nhiều lần. Nếu thực hiện sai cách, phương pháp này có thể sẽ gây hại cho mẹ và bé, ví dụ như dẫn tới những cơn co thắt tử cung, dọa sinh non, thậm chí còn gây nên sẩy thai.
Lưu ý: Với phương pháp này, mỗi ngày mẹ chỉ nên tiến hành khoảng 5 – 10 phút vào buổi sáng hoặc tối thôi nhé.
Thai giáo bằng khứu giác
Từ tháng thứ 2, mũi của bé đã bắt đầu hình thành. Đến tháng thứ 7, mũi của bé đã có thể hoạt động hiệu quả. Những cảm nhận về mùi vị mà thai nhi nhận được khi còn trong bụng mẹ sẽ quyết định bé thích mùi vị nào khi lớn lên sau này. Vì thế, để kích thích khứu giác của thai nhi, các mẹ có thể ngửi những hương thơm mà mình yêu thích, mẹ nên ưu tiên những mùi hương tự nhiên từ hoa quả, cây cỏ hay mùi của thức ăn nhé.
Thai giáo bằng vị giác
Vào tháng thứ 4 của thai kỳ thì cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của trẻ hình thành hoàn thiện. Lúc này, trẻ đã có thể phân biệt và có sở thích về các vị khá rõ rệt. Vì thế, những thức ăn mà mẹ ăn uống vào, thai nhi đều có thể cảm nhận được. Để kích thích vị giác của bé phát triển, các mẹ cần ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu dưỡng chất nhé.
Thai giáo theo 3 giai đoạn của thai kỳ
Thai giáo tháng thứ 1 – 2 – 3 (thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ)
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là lúc mà thai nhi vẫn còn bé xíu. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là mẹ cần nghỉ ngơi, ít đi lại, làm việc nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Khi thực hiện thai giáo trong 3 tháng đầu các mẹ cần chú ý:
- Thông báo cho người thân biết để có thể hỗ trợ bạn làm những công việc cần thiết.
- Nhờ người dọn dẹp phòng, tạo môi trường sống sạch sẽ, thoải mái. Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư máy lọc không khí trong gia đình để có được không gian trong lành nhất.
- Chú trọng về dinh dưỡng, nên ăn các đồ ăn tốt cho bà bầu và thai nhi, đồng thời loại bỏ những thực phẩm kém vệ sinh hay kém dưỡng chất ra khỏi chế độ ăn hằng ngày.
- Tìm địa chỉ khám thai uy tín và khám đúng thời điểm mà bác sĩ chỉ dẫn.
- Giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực, thoải mái.
- Nghe nhạc mỗi ngày để thư giãn, đồng thời tạo môi trường tích cực cho việc hình thành nước ối.
Thai giáo tháng thứ 3 – 5 – 6 (thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ)
Nếu thời điểm 3 tháng đầu là “giai đoạn nguy hiểm” thì 3 tháng giữa lại là thời điểm khá an toàn của thai kỳ. Đây là giai đoạn mà trí não và các giác quan của trẻ phát triển nhiều hơn. Vì thế, bố mẹ cần chú trọng hơn tới việc thai giáo cho bé mỗi ngày.
Khi thai giáo cho bé vào 3 tháng giữa của thai kỳ, cha mẹ cần lưu ý:
- Thực hiện khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Cùng bé nghe nhạc mỗi ngày.
- Trò chuyện và đọc sách cùng bé mỗi ngày.
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tích cực.
- Nếu sức khỏe cho phép thì mẹ có thể tập yoga.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin & khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu.
Thai giáo tháng thứ 7 – 8 – 9 (thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ)
Giai đoạn này tuy không nguy hiểm như 3 tháng đầu nhưng mẹ cũng cần hết sức thận trọng để tránh việc sinh non. Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển khá nhanh nên khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn, việc đi lại cũng khó khăn hơn.
Khi thực hiện thai giáo trong 3 tháng cuối của thai kỳ các mẹ cần lưu ý:
- Khám thai định kỳ.
- Tiếp tục bổ sung sắt, canxi… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Trò chuyện với bé yêu mỗi ngày.
- Cùng bé nghe nhạc hoặc mẹ có thể hát cho bé nghe.
- Chuẩn bị sắm đồ sơ sinh cho bé.
- Tìm hiểu và học hỏi cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé sơ sinh.
- Chuẩn bị không gian sống sạch sẽ, thoải mái cho cả mẹ và bé sau sinh.
“ Bạn cảm thấy bài này Hữu ích – Hãy chia sẻ”
Bài viết liên quan
Rượu bia và những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
(25/01/2022) | | 1589 lượt xemĐánh giá dòng sản phẩm giải độc gan Hovenia Plus
(12/01/2022) | | 1481 lượt xemĐánh bay nỗi sợ nóng trong bằng các cây “thần dược”
(31/12/2021) | | 2497 lượt xemNhưng thói quen giúp mang lại một sức khỏe khỏe mạnh
(11/12/2021) | | 1059 lượt xem