Lên thực đơn những món ăn cho bà đẻ bồi bổ sau sinh
(24/06/2020) | 2036 lượt xemLên thực đơn những món ăn cho bà đẻ bồi bổ sau sinh
Sau quá trình vượt cạn thành công, việc bồi bổ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng. Từ việc bồi bổ này, người mẹ có thêm nhiều chất dinh dưỡng, tạo sữa để cung cấp nguồn thức ăn duy nhất tại thời điểm này cho các bé sơ sinh. Tuy nhiên, để không bị chán ngán những món ăn “ở cữ” buồn chán, các bố hãy lên thực đơn phong phú để mẹ có nguồn động lực ăn uống nhé. Nào, cùng lên thực đơn những món ăn cho bà đẻ bồi bổ sau sinh nào.
Món ăn cho bà đẻ mổ sau sinh
Khác với đẻ thường, đẻ mổ cần sự can thiệp của thuốc gây mê cũng như dao kéo phẫu thuật và sẽ để lại dấu vết lớn, dễ nhìn thấy trên cơ thể, nếu không được chăm sóc kỹ thì rất dễ nhiễm trùng, để lại sẹo lồi… Vì vậy, việc ăn uống của người đẻ mổ cũng cần phải chú ý khá nhiều.
Trên thực tế, từ ngày thứ 2 sau khi mổ đẻ, chị em phụ nữ đã có thể ăn uống bình thường trở lại nhưng không nên dùng các loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy, sẹo lồi, chảy mủ vết mổ… như thịt bò, thịt gà, rau muống, hải sản, đồ nếp… Thay vào đó, chị em nên ăn nhiều những loại thực phẩm bổ sung đạm, sắt và canxi, ăn nhiều rau của quả có chứa vitamin A, C, B như trái cam, quýt, bưởi, cà rốt… Đây là các loại vitamin có tác dụng trong việc chống viêm nhiễm, tăng sức đề kháng giúp vết mổ mau lành và ít để lại sẹo.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên chú ý ăn những món ăn dễ tiêu hóa, chế biến nhừ như món hầm, món cháo, soup… bởi khi mới mổ xong, hệ tiêu hóa của bà bầu làm việc sẽ kém hơn, nếu ăn các món khó tiêu, đồ ăn dai, cứng… thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vết mổ.
Món ăn cho bà đẻ nhiều sữa
Nuôi con bằng sữa mẹ là việc làm thiết thực nhất cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy, không phải bà mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào đu để cho trẻ bú trong suốt những tháng đầu sau sinh. Hơn nữa, những gì mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, việc ăn gì sau sinh để mẹ có nhiều sữa cũng như chất lượng sữa mẹ đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ là việc khiến nhiều người rất lo lắng.
Bên cạnh việc ăn các món bổ sung dinh dưỡng và kích thích cơ thể sinh sữa thì chị em cũng nên chú ý đến số bữa ăn trong ngày. Nếu trước đây một ngày chỉ ăn 3 bữa thì sau khi sinh bạn nên chia thành 5 – 6 bữa/ngày, chia nhỏ lượng thực phẩm và phối hợp nhiều món ăn với nhau để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết trong ngày mà không gây tích mỡ, béo phì. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý nghỉ ngơi điều độ, uống nhiều nước và có thể uống thêm sữa để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình.
Đồ ăn vặt cho bà đẻ
Ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dinh dưỡng là điều rất cần thiết với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, việc thường xuyên ăn các món dinh dưỡng cao như chân giò hầm, chân dê hầm… sẽ khiến mẹ phát ngán và muốn đổi vị. Vì thế, một số món đồ ăn vặt cho bà đẻ , đồ ăn vặt cho bà bầu sau sinh được tổng hợp dưới đây sẽ giúp mẹ duy trì nguồn dinh dưỡng cũng như tăng cảm giác mới lạ và ngon miệng hơn.
Những món bà đẻ không nên ăn
Bên cạnh những món ăn cho bà đẻ sau sinh thì bạn cũng cần lưu ý cả những món bà đẻ không nên ăn. Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta nên kiêng những loại đồ ăn khác nhau
Phụ nữ sinh mổ nên kiêng những loại thực phẩm không tốt cho quá trình liền sẹo như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng, thịt bò… và những loại thực phẩm khó tiêu hóa, loại có men vi sinh sống như dưa giá, cà muối… bởi những thực phẩm có men vi sinh sống để tránh vấn đề tiêu hóa cũng như cơ nhiễm trùng vết mổ. Người đẻ mổ cũng nên hạn chế những thực phẩm nhiều gia vị, những thực phẩm cay nóng vì nó có thể gây tích tụ nhiệt và có thể làm cho vết mổ dễ bị sưng, dễ bị mưng mủ.
Lưu ý: Trong 2 – 4 tuần sau sinh mổ, nếu thấy vết mổ có dấu hiệu mưng mủ, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Sau khi vết mổ lành và ổn định, mẹ có thể không cần kiêng khem, có thể ăn đa dạng nhiều thực phẩm hơn. Tuy nhiên, vẫn nên tránh những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ dưới đây.
- Những món làm mẹ bị mất sữa: Đồ khô, đồ thiếu nước, canh măng, lá lốt, lá đinh lăng, bắp cải, rau cần tây, lá bạc hà, mì tôm… là những món ăn nếu ăn nhiều có thể gây tình trạng mất sữa đột ngột hoặc giảm khả năng tiết sữa của mẹ.
- Những món ăn làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ: Đồ cay, tỏi, đậu phộng, các loại cá có thủy ngân cao, nước có ga và chất kích thích, caffein… là những món ăn có thể gây ảnh hưởng đến mùi vị, thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng chúng.
- Dù là sinh thường hay sinh mổ cơ thể của mẹ sau khi sinh vẫn yếu hơn bình thường nên mẹ cần được chú ý đến chế độ dinh dưỡng hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Một số loại thức ăn có thể khiến mẹ khó tiêu, mệt mỏi và lâu hồi phục hơn nên cần chú ý tránh như: Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn có tính hàn, các thực phẩm dễ gây sắc tố đen. Ngoài ra, những bữa ăn quá khô, ít rau, ít canh là nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh mà rất nhiều mẹ mắc phải. Táo bón khiến vết mổ hoặc vết may tầng sinh môn khó hồi phục hoặc có thể rách, nhiễm trùng, vì vậy, hãy chú ý bổ xung nhiều rau xanh và nước mỗi ngày cho phụ nữ sau sinh nhé!
“ Bạn cảm thấy bài này Hữu ích – Hãy chia sẻ”
Bài viết liên quan
Rượu bia và những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
(25/01/2022) | | 1589 lượt xemĐánh giá dòng sản phẩm giải độc gan Hovenia Plus
(12/01/2022) | | 1481 lượt xemĐánh bay nỗi sợ nóng trong bằng các cây “thần dược”
(31/12/2021) | | 2497 lượt xemNhưng thói quen giúp mang lại một sức khỏe khỏe mạnh
(11/12/2021) | | 1059 lượt xem