Chế độ ăn lành mạnh không bao gồm loại thực phẩm này
(20/06/2020) | 1803 lượt xemChế độ ăn lành mạnh không bao gồm loại thực phẩm này
Ngày nay, khi cuộc sống quanh ta luôn tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tất xuất hiện từ thực phẩm thì việc tìm hiểu các thực đơn lành mạnh được chú trọng và quan tâm hơn. Người dân bắt đầu quan tâm hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày, nấu ăn ở nhà nhiều hơn… Tuy nhiên, nếu không biết đến một số thực phẩm này để hạn chế, loại trừ ra khỏi thực đơn thì vẫn chưa được gọi là chế độ ăn lành mạnh. Cùng điểm qua những thực phẩm cần tránh xa nào.
Ginn-Meadow, cũng là một chuyên gia dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn, nói rằng đó sẽ là cả một quá trình cần thời gian và bạn phải bỏ công tìm hiểu. Mặc dù vậy, Ginn-Meadow và Sheth đã thảo luận để cho ra một công thức ngắn gọn có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Đâu là 5 loại thực phẩm đầu tiên mà bạn nên cắt ngay khỏi chế độ ăn của mình, không cần bàn cãi?
1. Nước giải khát và đồ uống có đường
Các loại nước giải khát, đồ uống có đường phụ gia là một trong những thứ mà bạn nên cắt ngay khỏi chế độ ăn, không cần bàn cãi. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, để có một sức khỏe tốt, phụ nữ không nên ăn quá 6 muỗng cà phê đường phụ gia (khoảng 24 gam) mỗi ngày. Trong khi đó, những người đàn ông cũng không nên ăn vượt quá 9 muỗng.
Để dễ hình dung hơn, một lon Coca-Cola 330 ml chứa 36.3 gam đường, tương đương với 8 muỗng cà phê. Những loại nước tăng lực thường là thức uống chứa nhiều đường nhất, chẳng hạn như một chai Samurai 390 ml chứa tới 17 muỗng cà phê đường, gấp đôi lượng khuyến cáo.
Ngoài ra, Sheth cho biết rằng những đồ uống mà bạn hay gọi trong quán cà phê cũng có thể chứa rất nhiều đường. Chẳng hạn như một cốc mocha sô cô la trắng chứa từ 10-15 muỗng cà phê đường và nó sẽ nạp vào cơ thể bạn 400-900 Calo.
2. Ngũ cốc chế biến
Những loại ngũ cốc chế biến, ngũ cốc ăn sáng sẽ là thứ tiếp theo mà bạn nên cắt bỏ khỏi chế độ ăn. Theo Sheth, các loại ngũ cốc có vị ngọt và bột yến mạch đóng gói không phải là một loại thực phẩm dành cho sức khỏe. Chúng thường được làm từ ngũ cốc tinh chế, thêm đường phụ gia và các loại hương vị.
Bởi vậy, thay vì ăn các loại ngũ cốc tinh chế, bạn nên chuyển qua ăn ngũ cốc nguyên phần. Đó mới là ngũ cốc thật, chẳng hạn như bột yến mạch tự làm có thể ăn với trái cây tươi. Như vậy, bạn sẽ có một bữa ăn lành mạnh thực sự.
3. Thịt chế biến
Khi bạn có ý định mua thịt xông khói hay xúc xích, hãy cân nhắc thật kỹ. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard năm 2010, các loại thịt chế biến bao gồm xúc xích, thịt xông khói, giăm bông sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim thêm 42% và nguy cơ mắc tiểu đường thêm 19%.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy một chất bảo quản, natri nitrat, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
4. Thực phẩm không có thành phần dinh dưỡng rõ ràng
Bạn không tìm được một danh sách thành phần dinh dưỡng cụ thể trên bao bì thực phẩm? “Hãy đặt nó trở lại kệ“, Ginn-Meadow nói. Nhưng ngay cả khi tất cả các thành phần dinh dưỡng được in lên, đảm bảo bạn hiểu chúng là gì.
Để ý những loại chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo, chúng không có giá trị dinh dưỡng và thậm chí có thể gây hại.
5. Chất béo đồng phân trans (trans fat)
“Chất béo đồng phân trans làm tăng lượng cholesterol tổng thể của bạn. Nó làm giảm cholesterol tốt HDL nhưng làm tăng cholesteol xấu LDL“, Ginn-Meado nói. Tóm lại, theo nghiên cứu của Đại học Mc Master, chất béo đồng phân trans làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm.
Các loại thực phẩm chứa chất béo đồng phân trans bao gồm: dầu shortening, bánh quy đóng gói, các loại bánh làm sẵn và các món đông lạnh đóng gói.
Khi cuộc sống trở nên tiện lợi hơn với ngày càng nhiều loại thực phẩm có sẵn bủa vây quanh mình, bạn lại càng phải cẩn thận. Những loại thực phẩm có hại, thực phẩm kém dinh dưỡng lúc nào cũng tìm kiếm cơ hội để chen chân vào mọi bữa ăn của bạn. Tiêu thụ chúng là bạn đang tự làm hại đến sức khỏe của mình.
Chuyên gia dinh dưỡng Vandana Sheth, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn, Hoa Kỳ cho biết: “Có một số thực phẩm chỉ cung cấp một lợi ích dinh dưỡng rất khiêm tốn mà chúng ta nên hạn chế ăn hoặc tránh hẳn“
Tổng quan về chế độ ăn uống lành mạnh
Duy trì thực hành chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời giúp phòng tránh tất cả các dạng của suy dinh dưỡng cũng như hàng loạt các tình trạng và bệnh lý không lây nhiễm (noncommunicable diseases – NCDs).
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của thực phẩm chế biến, tốc độ đô thị hóa cao cùng với sự thay đổi lối sống kéo theo sự thay đổi trong cách ăn uống, ngày nay con người tiêu thụ ngày càng nhiều các thức ăn giàu năng lượng, chất béo, đường tự do, muối, trong khi đó lại ăn không đủ trái cây, rau xanh và các loại thức ăn giàu chất xơ (chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt).
Trên thực tế không thể áp dụng duy nhất một kiểu ăn, một chế độ ăn cho tất cả mọi người. Chế độ ăn uống lành mạnh hoàn toàn có thể được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau (tuổi, giới tính, lối sống, mức độ hoạt động thể chất, yếu tố nông nghiệp địa phương, các loại thực phẩm sẵn có và sở thích ăn uống cá nhân) mà vẫn đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản để đạt hiệu quả.
“ Bạn cảm thấy bài này Hữu ích – Hãy chia sẻ”
Bài viết liên quan
Rượu bia và những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
(25/01/2022) | | 1589 lượt xemĐánh giá dòng sản phẩm giải độc gan Hovenia Plus
(12/01/2022) | | 1481 lượt xemĐánh bay nỗi sợ nóng trong bằng các cây “thần dược”
(31/12/2021) | | 2497 lượt xemNhưng thói quen giúp mang lại một sức khỏe khỏe mạnh
(11/12/2021) | | 1059 lượt xem