Các sự cố thường gặp ở chiếc máy bơm nước tăng áp.
(26/06/2020) | 1839 lượt xemCác sự cố thường gặp ở chiếc máy bơm nước tăng áp.
Ở những gia đình có nguồn nước yếu, để đảm bảo có dòng chảy mạnh thì máy bơm nước tăng áp là giải pháp tốt nhất hiện nay được nhiều hộ gia đình tin tưởng. Nhờ có thiết bị này, bạn sẽ không còn cảm thấy ức chế vì dòng chảy nước quá yếu, hoặc không đủ để sinh hoạt. Tuy nhiên, mỗi thiết bị khi ra đời đều có 2 mặt của nó. Bên cạnh những ưu điểm vón có, thiết bị này thường mắc phải một số sự cố như sau:
Nguyên lý làm việc của rơ le máy bơm tăng áp như sau:
Khi mở van xả, máy bơm hoạt động, nước chảy từ đường hút vào thân máy bơm và sau đó thoát ra đường xả.
Khi đóng van xả, nước không có đường thoát ra nên tạo ra một lực nén lớn trong buồng bơm, lực nén này tác động vào rơ le áp lực làm cho 2 tiếp điểm dòng điện tách ra và ngắt điện vào máy bơm làm cho máy bơm ngừng chạy.
Để áp lực trong thân máy bơm luôn ổn định người ta lắp thêm vào máy một bình tích áp, bình tích áp kích thước càng lớn thì máy bơm hoạt động càng ổn định.
Khi mở van xả, nước chảy ra và áp lực trong thân máy bơm giảm xuống, tiếp điểm má vít trong rơ le áp lực nối với nhau làm nối điện và máy bơm chạy.
Lỗi cơ bản thường gặp khi sử dụng máy bơm tăng áp và cách khắc phục
Máy bơm tăng áp thường xuyên bật tắt và tạo ra tiếng kêu tạch tạch rất khó chịu. Đây là lỗi mà máy bơm thường hay gặp phải nhiều nhất.
Nguyên nhân và cách khắc phục:
1. Phần ống nước ở đầu ra bị rò rỉ ở một chỗ nào đó. Lúc này bạn cần thay đầu ra máy bơm bằng 1 đoạn ống có van khóa, nếu đóng mở van khóa mà máy chạy tốt thì do lỗi đường ống. Nếu khi thay xong mà máy vẫn bị tình trạng tương tự thì có nghĩa là máy bơm nhà bạn đã bị hỏng. Bạn kiểm tra thân bơm bằng cách lau khô máy bơm xem có bị rò rỉ nước ở chỗ nào không.
2. Van 1 chiều bị hỏng, bị thủng hoặc lắp đặt sai. Van một chiều khi bị lỗi sẽ thường gặp những biểu hiện sau:
Nếu van 1 chiều bị rò nhẹ hoặc bị lắp ngược thì máy bơm sẽ bị giật rất mạnh khi đóng vòi sau đó mới ngừng.
Nếu van 1 chiều bị thủng thì máy bơm sẽ bị giật mạnh khi ngừng, sau đó tiếp tục kêu tạch tạch.
Lúc này các bạn nên thay van hoặc lắp lại van cho đúng.
3. Bình áp bị lỗi, có thể thủng hoặc bị non hơi. Bình áp cấu tạo là một bình vỏ bằng thép, bên trong có 1 quả bóng cao su. Nếu lớp vỏ thép hoặc quả bóng cao su bị thủng thì phải thay bình mới. Nếu bình áp chỉ bị non thì có thể bơm hơi vào bình với áp lực 1,2kg, bạn có thể mang ra cửa hàng xe máy để bơm.
4. Công tắc áp lực bị lỗi, hỏng hoặc bị kém đi sau thời gian dài sử dụng. Lúc này bạn nên mở nắp rơ le và vít điều chỉnh áp lực trong rơ le.
Để mở nắp rơ le ta sử dụng tô vít 4 cạnh mở ốc bên sườn công tắc.
Để điều chỉnh tăng áp lực của rơ le, ta sử dụng tô vít 2 cạnh để điều chỉnh. Hướng điều chỉnh thông thường là vặn theo chiều kim đồng hồ nhằm giảm áp lực và vặn ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp lực.
Cấu tạo và hoạt động của những bộ phận chính trong máy bơm tăng áp:
Vít điều chỉnh áp lực và những tình huống cần lưu ý:
Vít điều chỉnh áp lực sử dụng để điều chỉnh tăng hay giảm áp lực bật / tắt của máy bơm. Khi ta vặn vít này theo chiều kim đồng hồ (ngược chiều kim đồng hồ đối với rơ le của hãng Panasonic), vít sẽ nâng miếng thép điều chỉnh áp lực lên trên làm giãn lò xo điều chỉnh áp lực và khi đó với áp lực trong thân máy bơm thấp hơn cũng có thể dễ dàng làm rơ le chuyển từ trạng thái bật sang tắt và ngược lại.
Khi ta vặn vít theo chiều kim đồng hồ hết cỡ (ngược chiều kim đồng hồ với rơ le hãng Panasonic), lò xo điều chỉnh áp lực cũng giãn ra hết cỡ, lúc này chỉ cần một áp lực rất nhỏ cũng có thể làm mở rơ le và có thể xảy ra hiện tượng máy bơm không chạy cho dù van xả đang mở.
Trong trường hợp mở van xả nhưng khi máy bơm hoạt động rơ le cứ bật tắt tạch tạch liên tục, hiện tượng này là do vít điều chỉnh đang nằm ở vị trí trung gian giữa ngưỡng bật – tắt của rơ le (áp lực hiện thời lớn hơn áp lực để giữ rơ le ở trạng thái bật, để xử lý chỉ cần vặn vít ngược chiều kim đồng hồ một chút là sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Khi ta vặn vít ngược chiều kim đồng hồ hết cỡ (theo chiều kim đồng hồ hết cỡ với rơ le hangx Panasonic), lò xo điều chỉnh áp lực bị nến hết cỡ, lúc này cần một lực nén rất lớn mới có thể đẩy lò xo và nâng chốt đóng mở tiếp điểm lên làm tắt máy. Do đó có thể xảy ra hiện tượng là máy bơm vẫn cứ chạy cho dù đã đóng van xả.
Trong trường hợp đóng van xả nhưng máy vẫn cứ bật tắt liên tục là do vít điều chỉnh đang nằm ở vị trí trung gian giữa ngưỡng bật – tắt của rơ le (do áp lực hiện thời thấp hơn áp lực để làm tắt hẳn rơ le), để xử lý chỉ cần vặn vít theo chiều kim đồng hồ (ngược chiều kim đồng hồ với rơ le hãng Panasonic) một chút là sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
“ Bạn cảm thấy bài này Hữu ích – Hãy chia sẻ”
Bài viết liên quan
Rượu bia và những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
(25/01/2022) | | 1589 lượt xemĐánh giá dòng sản phẩm giải độc gan Hovenia Plus
(12/01/2022) | | 1481 lượt xemĐánh bay nỗi sợ nóng trong bằng các cây “thần dược”
(31/12/2021) | | 2497 lượt xemNhưng thói quen giúp mang lại một sức khỏe khỏe mạnh
(11/12/2021) | | 1059 lượt xem